• 7_f00d58f14e
  • 3_6c73eeccbc
  • anh_phcn_6e0d6f1bce
  • 5_ad0dbe4da3
  • 2_dbe99c81e7
  • 1_9b725c4ca4
  • 8_8d9d8c9f0f
  • 4_c48a6a87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐAU CỔ VAI GÁY NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

ĐAU CỔ VAI GÁY NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH  ĐIỀU TRỊ

Thời gian vừa qua Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận và khám, điều trị cho nhiều bệnh nhân ở các độ tuổi khác nhau, bệnh nhân đến khám với triệu chứng đau mỏi cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày. Vậy nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu và cách điều trị ra sao?

 Theo thống kê khoảng 30% dân số thế giới gặp phải các vấn đề vùng vai gáy ở các mức độ từ nhẹ đến nặng, đa số sẽ tự hết hoặc đáp ứng với điều trị, nhưng có một tỉ lệ đáng kể chuyển thành đau mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Một số triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp:

Bệnh thường gặp ở những người ít vận động, làm công việc văn phòng, người lớn tuổi, cơ địa béo phì, sức khỏe kém, từng bị chấn thương vùng vai gáy... Bệnh xuất hiện các cơn đau ở cơ vùng vai gáy, khiến co cứng và hạn chế trong vận động quay cổ hay quay đầu, đặc biệt đau nặng hơn vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.

Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc cùng một tư thế;

Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi;

Đau cổ vai gáy ngày càng xuất hiện nhiều ở các bệnh nhân trẻ tuổi nhất là nhân viên văn phòng. Nguyên nhân gây bệnh liên quan mật thiết với tính chất công việc: Ngồi lâu, ngồi sai tư thế, ít vận động,... gây gù, vẹo cột sống, lệch khung chậu, co rút cơ.

Để khắc phục tình trạng đau, phòng bệnh tái phát, việc thay đổi tư thế ngồi làm việc đúng và vận động đi lại sau một khoảng thời gian ngồi làm việc lâu là cực kỳ quan trọng.

Theo Bác sĩ CKI Hoàng Quyết Thắng, Trưởng khoa Vật lý trị liệu – Hoạt động trị liệu bệnh viện Phục Hồi chức năng chia sẻ: Tư thế ngồi đúng cho nhân viên văn phòng  để tránh việc đau mỏi cổ vai gáy như sau:

- Tư thế chuẩn đối với vùng cột sống: Nên ngồi thẳng lưng, có thể đưa cổ ra sau một chút. Trong trường hợp ghế quá sâu, bạn có thể sử dụng thêm gối tựa, ngồi đúng tư thế sẽ giúp lưng không bị đau và giảm tình trạng đau mỏi cổ vai gáy hay cong vẹo cột sống.

- Tư thế để tay khi làm việc: Tư thế để tay chuẩn là cẳng tay và cánh tay phải đảm bảo tạo một góc 90 độ. Tư thế này sẽ hạn chế tạo áp lực cho vai và cổ tay khi bạn phải làm việc trong suốt một thời gian dài.

- Về phần cổ tay, cần được duỗi thẳng và cao hơn mặt bàn. Không nên uốn cong cổ tay để tránh tình trạng hẹp đường hầm ống cổ tay.

- Tư thế chuẩn cho cổ khi làm việc: Bạn cần điều chỉnh chiều cao của ghế và bàn phù hợp. Tránh để cổ bị quá cúi hoặc quá ngửa để hạn chế đau mỏi cơ cổ khi ngồi làm việc.

- Lựa chọn ghế ngồi phù hợp: Đảm bảo có tựa lưng, tựa tay và có thể điều chỉnh được chiều cao, chất liệu êm ái, không gây bí nóng.

Khi có dấu hiệu đau cổ vai gáy bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh việc để lâu dẫn đến những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Bệnh viện phục hồi chức năng Lạng Sơn địa chỉ tin cậy khám và điều trị phục hồi chức cho người bệnh.

Địa chỉ: 78 Đường Lê Hồng Phong, P. Tam Thanh, TP. Lạng Sơn

“ Chăm sóc tận tâm, nâng tầm chất lượng”

Tin bài: Phòng KHTH


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin nổi bật
Đánh giá của khách hàng
Quý khách hàng đánh giá thế nào về dịch vụ y tế của chúng tôi?
Liên kết website